Quản lý chất lượng trong sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản
Học cách thành công của người Nhật bằng 7 công cụ quản lý chất lượng trong sản xuất
Nổi tiếng với sự thành công trong việc quản lý chất lượng, người Nhật đã phát triển nhiều phương pháp và triết lý giúp họ đạt được điều này. Trong bài viết này, Quasoft sẽ cùng bạn khám phá cách người Nhật đạt được thành công trong quản lý chất lượng sản xuất.
I.Quản lý chất lượng trong sản xuất là gì ?
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng đối với mọi ngành công nghiệp, và quản lý chất lượng trong sản xuất đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường.
Quản lý chất lượng trong sản xuất (Quality Management in Manufacturing) là quá trình quản lý và điều chỉnh các hoạt động sản xuất để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đạt được chất lượng mong muốn và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra.
II.Vì sao cần quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng trong sản xuất cần được áp dụng trong hầu hết các tình huống sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuân thủ các yêu cầu chất lượng. Dưới đây là một số tình huống cụ thể khi cần quản lý chất lượng:
Khi sản xuất hàng loạt sản phẩm: Quản lý chất lượng là quá trình quan trọng khi bạn sản xuất hàng loạt sản phẩm để đảm bảo tính đồng nhất và chất lượng của từng sản phẩm trong loạt.
Khi có yêu cầu chất lượng cụ thể từ khách hàng: Nếu khách hàng đặt ra yêu cầu cụ thể về chất lượng sản phẩm, bạn cần thực hiện quản lý chất lượng để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng những yêu cầu này.
Khi cần duy trì và nâng cao danh tiếng thương hiệu: Sản phẩm chất lượng cao giúp xây dựng uy tín thương hiệu và duy trì sự trung thành của khách hàng. Do đó, quản lý chất lượng là cần thiết để bảo vệ danh tiếng thương hiệu của bạn.
Khi có quy định và tiêu chuẩn chất lượng ngành: Trong nhiều ngành công nghiệp, có các quy định và tiêu chuẩn chất lượng bắt buộc phải tuân thủ. Quản lý chất lượng giúp đảm bảo rằng bạn tuân thủ các quy định này.
Khi cần tối ưu hóa hiệu suất sản xuất: Quản lý chất lượng có thể giúp tăng cường hiệu suất sản xuất bằng cách giảm lãng phí và sự cố trong quy trình sản xuất.
Khi cần kiểm soát nguyên vật liệu và quy trình sản xuất: Để đảm bảo rằng nguyên vật liệu và quy trình sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng và không gây ra lỗi sản xuất, quản lý chất lượng là cần thiết.
Khi cần cải tiến liên tục: Quản lý chất lượng không chỉ đảm bảo tính chất lượng của sản phẩm mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến liên tục quy trình sản xuất và sản phẩm để tạo ra sản phẩm ngày càng tốt hơn.
Tóm lại, quản lý chất lượng là một phần quan trọng trong sản xuất và cần được áp dụng trong hầu hết các tình huống để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định liên quan.
III. 7 Công cụ quản lý chất lượng của người Nhật
7 Công cụ này sẽ giúp tổ chức chủ động hơn, hiệu quả hơn trong công việc nhận diện các vấn đề của mình (ví dụ: các lãng phí, kém hiệu quả trong quá trình; các nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm; các cơ hội cải tiến…), xác định được đâu là nguyên nhân gốc của vấn đề, định ra được thứ tự ưu tiên vấn đề cần giải quyết để đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng các nguồn lực, từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề. 5 trong số 7 công cụ đó có thể dùng trong mọi ngành quản lý, mà nhiều nhất có lẽ là về quản lý nhân sự và tiếp thị, đó là: bảng kê, biểu đồ tần số, biểu đồ Pareto, biểu đồ phân tán và biểu đồ nhân quả. Còn 2 công cụ dành riêng cho quản lý chất lượng đó là biểu đồ kiểm soát và kiểm tra bằng cách lấy mẫu. Khi giải quyết vấn đề thì không bao giờ dùng một công cụ duy nhất mà thường dùng một vài hay tất cả công cụ nói trên. Việc chọn những công cụ thích hợp nhất là một vấn đề kinh nghiệm. Vì vậy phải biết cách áp dụng các công cụ đã đề cập trên để xử lý.
1.Phiếu kiểm tra chất lượng (Check sheets)
Là một dạng biểu mẫu dùng để thu thập, ghi chép các dữ liệu chất lượng theo những cách thức nhất định để đánh giá tình hình chất lượng và đưa ra những quyết định xử lý phù hợp.
Dựa vào phiếu này, người quản lý có thể nắm rõ được số liệu liên quan đến chất lượng một cách trực quan, bằng cách sử dụng kí hiệu các đơn vị đo về các dạng sai sót, khuyết tật của sản phẩm và dùng các phiếu này để phân tích, đánh giá tình hình chất lượng sản xuất.
2.Sơ đồ nhân quả (Cause and Effect Diagram)
Biểu đồ nhân quả Cause and Effect Diagram (hay còn gọi là biểu đồ xương cá – Fishbone Diagram) là một dạng sơ đồ lý luận có tổ chức để xác định được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề hoặc biểu thị mối quan hệ giữa chúng.
Tuy nhiên, theo Ishikawa có 4 nhóm nguyên nhân chủ yếu là:
– Con người (Men)
– Nguyên vật liệu (Material)
– Máy móc thiết bị (Machine)
– Phương pháp sản xuất (Method).
Vì vậy, sơ đồ ban đầu đưa ra gọi là sơ đồ 4M, sau đó được bổ sung thêm nhóm yếu tố đo lường (Measurement) thành 5M và ngày nay nó được hoàn thiện bổ sung thêm nhiều yếu tố nữa.
3.Biểu đồ phân bố (Histogram):
Là một dạng của đồ thị cột trong đó các yếu tố biến động hay các dữ liệu đặc thù được chia thành các lớp hoặc thành các phần và được diễn tả như các cột với khoảng cách lớp được biểu thị qua đường đáy và tần suất biểu thị qua chiều cao.
Mục đích của biểu đồ này là dùng để theo dõi sự phân bổ của các thông số của quá trình hoặc sản phẩm. Từ đây, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của quá trình đó có đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hay không hoặc sản phẩm đó có đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng hoặc số lượng hay không.
Biểu đồ Histogram thể hiện hình thái phân bổ của dữ liệu, từ đó xác lập được mục tiêu và hướng khắc phục. Đặc biệt, chúng có ý nghĩa đặc trưng sau đây:
– Hiển thị dữ liệu dưới dạng đồ họa dễ hiểu;
– Hiển thị tần suất xuất hiện của các giá trị dữ liệu;
– Tiết lộ các dạng, biến thể của dữ liệu;
– Minh họa sự phân phối cơ bản của dữ liệu;
– Cho phép dự đoán trong tương lai về hiệu suất của quy trình;
– Cho phép xác định các thay đổi trong thông số quy trình;
– Cho phép trả lời câu hỏi: “Quy trình có khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng không?”;
4.Biểu đồ kiểm soát (Control chart):
Biểu đồ kiểm soát là đồ thị đường gấp khúc biểu diễn giá trị trung bình của các đặc tính, tỷ lệ khuyết tật hoặc số khuyết tật. Được dùng để kiểm tra sự bất thường của quá trình dựa trên sự thay đổi của các đặc tính (đặc tính kiểm soát). Biểu đồ kiểm soát bao gồm 2 loại đường kiểm soát: đường trung tâm và các đường giới hạn kiểm soát, được sử dụng để xác định xem quá trình có bình thường hay không. Trên các đường này vẽ các điểm thể hiện chất lượng hoặc điều kiện quá trình. Nếu các điểm này nằm trong các đường giới hạn và không thể hiện xu hướng thì quá trình đó ổn định. Nếu các điểm này nằm ngoài giới hạn kiểm soát hoặc thể hiện xu hướng thì tồn tại một nguyên nhân gốc.
5.Biểu đồ phân tán (Scatter diagram)́:
Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 biến trong phân tích bằng số. Để giải quyết các vấn đề và xác định điều kiện tối ưu bằng cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến số
6.Biểu đồ Pareto (Pareto chart):
Sử dụng các cột để minh họa các hiện tượng và nguyên nhân, nhóm lại các dạng như: khuyết tật, tái sản xuất, sửa chữa, khiếu nại, tai nạn và hỏng hóc.
Các đường gấp khúc được thêm vào để chỉ ra tần suất tích luỹ. Hiện tại công cụ này vẫn được các Công ty Nhật Bản vẫn còn được sử dụng rất nhiều vào trong quá trình sản xuất.
7.Biểu đồ phân vùng (Stratified diagram):
Phân vùng thông thường để tìm ra nguyên nhân của khuyết tật, lỗi hỏng.
IV.Tổng kết
Trên đây là 7 công cụ quản lý chất lượng trong sản xuất cơ bản mà bạn cần nắm được để vận hành doanh nghiệp. Khi bạn thành thạo sử dụng những công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn được vận hành trơn tru hơn. Tuy nhiên, xu hướng quản lý chất lượng hiện nay đang phát triển để đáp ứng các thách thức mới trong kinh doanh và công nghiệp. Công nghệ, quản lý chuỗi cung ứng, bền vững, và dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng và hiệu suất tổ chức. Vậy nên, để kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong sản xuất, doanh nghiệp của bạn nên sở hữu một phòng ban riêng để kiểm soát chất lượng hoặc nhờ cậy đến những tổ chức chuyên môn tư vấn như Quasoft
Đăng Ký Tư Vấn